Cải thiện chất lượng ảnh chụp smartphone

3 năm trước 1.969 views Nguyễn Thái Bình

"Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy ảnh mà bạn đang cầm trên tay" khi khoảnh khắc vàng xuất hiện, và bởi vậy có lẽ smartphone đang là chiếc máy ảnh tốt nhất của nhiều người. Tuy vậy, bạn đã biết cách sử dụng smartphone của mình để chụp những bức ảnh thực sự chất lượng hay chưa?"
Chắc chắn sẽ có lúc bạn bắt gặp một cảnh tượng thú vị nào đó song lại không có DSLR hoặc máy ảnh du lịch bên mình. Lúc này, bạn sẽ buộc phải sử dụng tới camera trên smartphone.
slider 1
Tùy thuộc vào chất lượng camera của chiếc smartphone mà bạn sử dụng, cùng điều kiện sáng, bức ảnh thu được có thể đẹp hoặc xấu, song trong phần lớn các trường hợp thu được là những bức ảnh nhợt nhạt và kém thú vị tới mức bạn sẽ vứt xó chúng.
Tuy vậy, chỉ với một vài thay đổi nhỏ, bạn có thể thu được những bức ảnh tốt hơn. Trước khi bắt đầu, bạn hãy lưu ý rằng tùy thuộc vào chất lượng phần cứng smartphone, chất lượng ảnh chụp thu được có thể rất khác nhau.
Phần lớn các mẫu smartphone hiện nay đều chụp thiếu sáng khá kém cỏi, và màu sắc chụp trên smartphone Android cũng thường nhợt nhạt hơn ảnh chụp bằng iPhone. Hãy thử áp dụng các nguyên tắc sau đây để khắc phục điểm yếu của smartphone.
Tuyệt đối không được quên các nguyên tắc căn bản của nhiếp ảnh
Nếu bạn hỏi tất cả những người xung quanh mình làm thế nào để chụp ảnh đẹp bằng smartphone, câu trả lời mà bạn sẽ nhận được nhiều nhất là: Không được bỏ qua các nguyên tắc căn bản của nhiếp ảnh.
slider 1
Hãy ghi nhớ các nguyên tắc sau đây:
- Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất: Bạn phải cân nhắc tới góc và độ sáng của các nguồn sáng. Ánh sáng chiếm vai trò rất quan trọng trong nhiếp ảnh.
- Ghi lại các cảnh tượng thú vị: Điểm mạnh nhất của nhiếp ảnh smartphone là bạn có thể mang chúng theo mọi lúc mọi nơi, và do vậy hãy ghi lại những sự kiện thú vị, đáng nhớ nếu không thể mang theo máy ảnh bên mình.
- Chụp gần vật mẫu: Đưa smartphone lại gần vật mẫu có thể giúp bức ảnh trở nên thân mật và gần gũi hơn.
- Giữ chắc tay khi chụp: càng giữ chắc tay thì ảnh càng ít bị mờ và . Với phần cứng khá hạn chế, smartphone không thực sự là các thiết bị thích hợp để chụp ảnh mờ hoặc ảnh chuyển động.
- Chỉ lựa chọn một trọng tâm cho bức ảnh: Thông thường, smartphone chụp phong cảnh không được đẹp, do đó bạn nên chọn một trọng tâm cho bức ảnh.
- Cập nhật & Sao lưu thường xuyên: Các nhà phát triển có thể sẽ tung ra firmware để cải thiện chất lượng ảnh chụp, do đó bạn nên cập nhật điện thoại một cách thường xuyên nhất có thể. Tiến hành sao lưu thường xuyên cũng sẽ giúp bạn không mất dữ liệu khi gặp sự cố.
- Chụp và chụp thật thiều: Chỉ có thực hành và nỗ lực học hỏi mới cải thiện được phần nào khả năng và chất lượng chụp ảnh của bạn.
Sử dụng các nguồn sáng (đèn, mặt trời…)
slider 1
Trong phần lớn các trường hợp, mẫu vật của bạn nên hướng về phía ánh sáng, còn bạn thì nên quay lưng về nguồn sáng (tất nhiên tránh để bóng bạn phủ lên vật mẫu và khuôn hình). Trên smartphone, điều này trở nên quan trọng hơn, do hạn chế của phần cứng smartphone khiến chúng chụp thiếu sáng khá tệ. Bạn sẽ muốn thu lại được càng nhiều ánh sáng trên bức ảnh càng tốt. Để làm được điều này, bạn (và người mẫu của bạn) có thể sẽ phải di chuyển nhiều hơn so với khi chụp bằng máy ảnh, song kết quả thu được sẽ tốt hơn rất nhiều.
Dĩ nhiên, nguyên tắc nào cũng có thể bị phá bỏ: Bạn có thể chụp ngược sáng nếu cách chụp này giúp tạo ra một bức ảnh ấn tượng hơn, cũng có thể khai thác tính năng chụp dải sáng rộng (HDR) trên các smartphone (nếu có) để cải thiện chất lượng ảnh chụp thiếu sáng hoặc ngược sáng.
Giữ cho ống kính luôn sạch sẽ
slider 1
Trước khi chụp, hãy cố gắng lau sạch phần ống kính của smartphone. Khi chụp bằng máy ảnh thường, bạn sẽ ít khi để vết bẩn, vân tay dính vào ống kính, song trên smartphone, khả năng bạn làm bẩn ống kính là khá cao. Nếu ống kính bị bẩn, bức ảnh mà bạn thu được sẽ luôn luôn là một bức ảnh dở tệ. Do đó, hãy lưu ý lau sạch ống kính trước khi chụp.

Không dùng tính năng zoom số
slider 1
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết. Zoom số là một tính năng vô dụng, không giống như zoom quang. Nếu muốn phóng to vật mẫu trong khung hình, bạn nên zoom bằng… chân, tức là chủ động tiến đến gần vật mẫu. Nếu không thể, hãy chụp ở khoảng cách gần nhất. Zoom số thực tế sẽ chỉ cắt (crop) ảnh của bạn, và bạn hoàn toàn có thể làm điều này trên Photoshop hoặc các ứng dụng khác.
Chú ý tới flash
slider 1
Đèn flash công nghệ LED trên smartphone của những năm gần đây thường được ca ngợi khá nhiều, song chúng không phải là một công cụ hoàn hảo. Nếu bạn không có đủ ánh sáng trong khung hình, sử dụng flash có thể giúp bạn thu được một bức hình chấp nhận được. Rất tiếc, đèn flash thường bị lạm dụng trên smartphone, khiến ảnh chụp trở nên quá gay gắt.
Trong một số trường hợp, ngay cả khi bị thiếu sáng, tắt đèn flash đi có thể giúp bạn thu được một bức ảnh đẹp hơn. Bởi vậy, hãy chụp cả một bức ảnh có flash và một bức ảnh không có flash nếu bạn cảm thấy không chắc chắn. Bạn cũng có thể xử lý thêm trên các chương trình chỉnh sửa, bởi vậy chụp 2 bức ảnh (có và không có flash) cùng lúc là một lựa chọn hoàn hảo.
Đôi khi, gắn một tấm giấy mờ (ví dụ như giấy ăn) lên đèn flash có thể giúp flash bớt chói hơn. Bằng cách này, khuôn mặt của những người được chụp sẽ ít giống "xác sống" hơn.
Tùy biến các cài đặt của ứng dụng camera
slider 1
Tùy thuộc vào model smartphone mà bạn đang sử dụng, bạn có thể tùy chỉnh một số cài đặt. Trong phần lớn các trường hợp, bạn sẽ tìm được một ứng dụng của bên thứ 3 có chất lượng tốt hơn ứng dụng camera có sẵn. Ví dụ, trên iPhone bạn có thể sử dụng Camera+; trên Android bạn có thể sử dụng CameraZOOM FX.
Số lượng ứng dụng chụp ảnh dành cho cả 3 hệ điều hành di động lớn (Android, iOS và Windows Phone) là rất nhiều, do đó nếu có thời gian hãy thử nghiệm các ứng dụng tiềm năng.
Kiểm tra độ phân giải
slider 1
Phần lớn các ứng dụng camera đều cho phép bạn lựa chọn các độ phân giải khác nhau. Bạn nên lựa chọn độ phân giải thấp nếu muốn gửi ảnh qua tin nhắn cho bạn bè, nhưng trong trường hợp chụp ảnh để lưu giữ các khoảnh khắc, bạn nên lựa chọn độ phân giải tối đa.
Đây là một tùy chỉnh có vẻ rất hiển nhiên với rất nhiều người, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận kiểm tra lại trước khi chụp. Có lẽ, sẽ không có điều gì tồi tệ hơn khi say sưa chụp rất nhiều ảnh và cuối cùng phát hiện ra rằng chúng chỉ có độ phân giải 2MP.

Bật tính năng chụp ổn định (Stable)
slider 1
Bạn khó có thể giữ smartphone ở nguyên một vị trí khi chụp, và bạn cũng khó có thể phát hiện ảnh mờ, rung trên màn hình quá bé của điện thoại. Ngay cả khi bạn tìm được vị trí thuận lợi để giữ chắc tay, bật tính năng chụp ổn định (Stable) sẽ giúp ích rất nhiều.
Khi bật tính năng này, ứng dụng sẽ sử dụng cảm biến gia tốc để phát hiện ra khi nào thì tay bạn bị rung, và sẽ không cho phép chụp ảnh cho tới khi bạn giữ chắc tay trong vòng 1 tới 2 giây. Một số ứng dụng còn cho phép bạn lựa chọn độ nhạy của kiểu chụp ổn định, bắt smartphone phải chờ đợi cho tới khi bạn ngừng rung tay hoàn toàn để chụp ảnh.
Cân bằng trắng
slider 1
Thông thường, smartphone có thể tìm ra mức cân bằng trắng rất tốt, song khi bạn chụp trong điều kiện sáng thấp, mức cân bằng trắng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Để khắc phục, bạn cần phải cho smartphone của mình 1 vài giây để tự điều chỉnh. Nếu bạn thay đổi cảnh và chụp quá nhanh, ảnh chụp sẽ bị ngả da cam. Sau khoảng 5 giây, bạn sẽ thu được một bức ảnh cân bằng trắng tốt hơn. Bạn cũng có thể thử quay điện thoại về một nguồn sáng khác để máy tự động chọn mức cân bằng trắng khác, rồi sau đó quay trở lại về cảnh vật cũ.
Nếu sau một vài giây ảnh của bạn vẫn có mức cân bằng trắng không như mong muốn, hãy thử tùy chỉnh cài đặt này bằng tay. Một số ứng dụng sẽ cung cấp nhiều mức cân bằng trắng khác nhau cho từng loại cảnh vật.
Phơi sáng
slider 1
Do vấn đề lớn nhất với nhiếp ảnh smartphone là khả năng chụp thiếu sáng quá kém cỏi, bạn nên tùy chỉnh độ phơi sáng khi chụp trong phòng hoặc trong trời tối. Chọn mức phơi sáng (exposure) cao hơn sẽ giúp ống kính thu được nhiều ánh sáng hơn, và nhờ đó ảnh của bạn sẽ trở nên sáng và rực rỡ hơn. Trong phần lớn các trường hợp chụp thiếu sáng, chỉnh độ phơi sáng sẽ giúp cải thiện bức ảnh rõ rệt nhất. Tuy nhiên, cần chú ý giữ điện thoại của bạn thật ổn định một chỗ khi tiến hành phơi sáng.
"Hồi sinh" cho các bức ảnh quá dở bằng ứng dụng chỉnh sửa
Sau khi đã tải ảnh lên máy vi tính, bạn có thể chỉnh sửa chúng bằng Photoshop, GIMP, Paint.net hoặc iPhoto. Bạn không cần phải là một "chuyên gia" Photoshop để che giấu các điểm yếu trên bức ảnh, và cũng có thể sử dụng các ứng dụng trên smartphone thay cho các phần mềm chỉnh sửa trên máy vi tính. Tuy vậy, hãy nhớ rằng chỉnh sửa ảnh trên màn hình lớn của PC sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các ứng dụng di động.
Chỉnh màu
slider 1
Trong khi iPhone và các mẫu Lumia thường cho màu sắc khá tốt, các mẫu Android thường cho màu sắc rất nhợt nhạt. Sau khi đã chỉnh mức cân bằng trắng và flash, hãy thử chỉnh màu cho các bức ảnh.
Các phần mềm chỉnh sửa như Photoshop, iPhoto hoặc GIMP đều cung cấp cho bạn tính năng sửa màu. Ví dụ, bạn có thể sửa mức màu đỏ để màu da tự nhiên hơn. Bạn có thể sửa các lỗi phơi sáng và tương phản trong bức ảnh. Hãy thử nghiệm cho tới khi thu được bức ảnh tốt nhất.
Chuyển sang trắng đen
slider 1
Nếu chỉnh màu thất bại, bạn có thể chuyển ảnh sang trắng đen. Cách làm này có thể giúp loại bỏ các vấn đề trầm trọng nhất của bức ảnh và tạo ra sản phẩm ở mức "chấp nhận được". Trong khi bạn sẽ mất đi màu sắc trên bức ảnh, bạn có thể cố chỉnh sửa để sự vắng mặt của màu sắc trở thành một điểm mạnh được bạn chủ định thêm vào, thay vì là một cách "ăn gian" để cứu ảnh.
Hãy lưu ý rằng bạn cần phải suy nghĩ kĩ trước khi chụp trắng đen. Bạn có thể chụp ảnh màu và chuyển sang đen trắng, nhưng không thể chụp đen trắng và chuyển sang ảnh màu.
Thử Instagram
slider 1
Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy không vừa lòng với một vài bức ảnh chụp bằng smartphone. Trong khi các cách chỉnh sửa trên có thể giúp tạo ra một bức ảnh ở mức chấp nhận được, phần lớn các bức ảnh chụp bằng smartphone vẫn có chất lượng không bằng máy ảnh du lịch. Tuy vậy, với smartphone, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Instagram để tạo ra một trải nghiệm chụp ảnh thú vị.
Instagram và các phần mềm như Cymera, Hipstamatic hoặc FxCamera sẽ giúp tạo ra một khung trời hoàn toàn mới cho bức ảnh của bạn. Trong khi chúng sẽ không thể sánh bằng ảnh chụp từ máy Canon, các bức ảnh này sẽ giống như là ảnh từ thời LOMO hoặc Polaroid vậy. Đây là một xu hướng khá kỳ lạ, song có rất nhiều bức ảnh tuyệt đẹp trên Instagram hoặc các ứng dụng áp hiệu ứng tương tự.
Theo: Vnreview
Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất

THU GỌN

ÁP DỤNG

hotline Mua hàng - Khiếu nại 19002012 Hotline Bảo hành / Phần mềm 19006979 Message Chat ngay với nhân viên Facebook Fanpage HnamMobile
Chat với chúng tôi